Xe hết ắc-quy vì camera hành trình
Camera hành trình là phụ kiện không thể thiếu trên ôtô, tuy nhiên có thể khiến ắc-quy yếu, xe không thể khởi động.
Sau khi đỗ xe khoảng một tuần tại nhà, chị Hồng Vân (Rạch Giá) không thể nổ máy trở lại. Khi thợ kỹ thuật kiểm tra, nguyên nhân được xác định là cụm camera hành trình sử dụng nguồn điện trực tiếp từ ắc-quy của xe, kết nối qua hộp cầu chì, chạy chế độ timelapse (ghi hình theo dõi liên tục kể cả khi xe đã tắt máy). Chiếc camera hút điện khiến ắc-quy "yếu bình", không đủ năng lượng để khởi động động cơ.
Thông thường, các camera hành trình phổ biến thường hoạt động bằng nguồn điện từ đầu cắm tẩu thuốc hoặc cổng USB trên ôtô. Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm là lấy đi một cổng sạc trên xe và camera hành trình chỉ hoạt động khi xe nổ máy. Một số được trang bị pin hoặc siêu tụ điện để tích trữ năng lượng, giúp camera hoạt động khi xe tắt máy, nhưng thời gian thường không lâu và không liên tục.
Một số dòng camera hành trình trung cấp hoặc cao cấp có khả năng kết nối với ắc-quy, được cung cấp điện liên tục nhằm "mở khóa" thêm một số tính năng nâng cao, như timelapse, hoặc truyền video trực tiếp đến thiết bị di động. Những chế độ này giúp chủ xe theo dõi chặt chẽ hơn phương tiện của mình lúc đỗ, tuy nhiên ắc-quy sẽ liên tục bị "rút" điện.
Sau khi đỗ xe khoảng một tuần tại nhà, chị Hồng Vân (Rạch Giá) không thể nổ máy trở lại. Khi thợ kỹ thuật kiểm tra, nguyên nhân được xác định là cụm camera hành trình sử dụng nguồn điện trực tiếp từ ắc-quy của xe, kết nối qua hộp cầu chì, chạy chế độ timelapse (ghi hình theo dõi liên tục kể cả khi xe đã tắt máy). Chiếc camera hút điện khiến ắc-quy "yếu bình", không đủ năng lượng để khởi động động cơ.
Thông thường, các camera hành trình phổ biến thường hoạt động bằng nguồn điện từ đầu cắm tẩu thuốc hoặc cổng USB trên ôtô. Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm là lấy đi một cổng sạc trên xe và camera hành trình chỉ hoạt động khi xe nổ máy. Một số được trang bị pin hoặc siêu tụ điện để tích trữ năng lượng, giúp camera hoạt động khi xe tắt máy, nhưng thời gian thường không lâu và không liên tục.
Một số dòng camera hành trình trung cấp hoặc cao cấp có khả năng kết nối với ắc-quy, được cung cấp điện liên tục nhằm "mở khóa" thêm một số tính năng nâng cao, như timelapse, hoặc truyền video trực tiếp đến thiết bị di động. Những chế độ này giúp chủ xe theo dõi chặt chẽ hơn phương tiện của mình lúc đỗ, tuy nhiên ắc-quy sẽ liên tục bị "rút" điện.
Camera hành trình sử dụng nguồn điện từ ắc-quy, kết nối bằng cách đấu dây điện qua hộp cầu chì |
Để tránh tình trạng rút điện ắc-quy, camera hành trình thường tích hợp thêm cơ chế "ngăn xả pin": khi nhận thấy điện áp của ắc-quy giảm xuống dưới ngưỡng quy định, camera sẽ tự động tắt và ngừng sử dụng điện.
Thông thường, khi động cơ xe tắt, ắc-quy được xem là được sạc đầy khi mức điện áp dao động trong khoảng 12,2V - 12,8V, tối ưu là 12,6V. Mức điện áp tối thiểu để khởi động xe là 11,8V. Các loại camera hành trình thường ngừng sử dụng điện từ ắc-quy khi điện áp xuống dưới mức 11,8V, một số nhãn hiệu cho phép người dùng tùy ngưỡng điện áp để hệ thống tự động ngắt nguồn.
Tuy nhiên, không phải mẫu camera hành trình nào cũng có tính năng tự động ngưng sử dụng điện, hoặc hoạt động không hiệu quả. Vì vậy camera sẽ lấy nguồn từ ắc-quy cho đến khi điện áp bị giảm mạnh, khiến xe không khởi động được. Kích bình là giải pháp duy nhất để có thể nổ máy.
Để ngăn ngừa tình trạng camera hành trình làm "hết bình", chủ xe nên nổ máy 15-20 phút mỗi 2-3 ngày để ắc-quy luôn được sạc khi bật chế độ theo dõi liên tục, hoặc tắt tính năng này nếu không sử dụng xe trong thời gian dài. Ngoài ra, trang bị thêm các bộ kích bình, giá khoảng 1 triệu đồng, cũng là một cách giải quyết nhanh chóng vấn đề "hết bình" trên những chuyến đi. Tuy vậy, nếu bình ắc-quy phải kích lại liên tục sẽ giảm chất lượng, tới lúc cần thay thế chứ không thể kích được nữa.
Thông thường, khi động cơ xe tắt, ắc-quy được xem là được sạc đầy khi mức điện áp dao động trong khoảng 12,2V - 12,8V, tối ưu là 12,6V. Mức điện áp tối thiểu để khởi động xe là 11,8V. Các loại camera hành trình thường ngừng sử dụng điện từ ắc-quy khi điện áp xuống dưới mức 11,8V, một số nhãn hiệu cho phép người dùng tùy ngưỡng điện áp để hệ thống tự động ngắt nguồn.
Tuy nhiên, không phải mẫu camera hành trình nào cũng có tính năng tự động ngưng sử dụng điện, hoặc hoạt động không hiệu quả. Vì vậy camera sẽ lấy nguồn từ ắc-quy cho đến khi điện áp bị giảm mạnh, khiến xe không khởi động được. Kích bình là giải pháp duy nhất để có thể nổ máy.
Để ngăn ngừa tình trạng camera hành trình làm "hết bình", chủ xe nên nổ máy 15-20 phút mỗi 2-3 ngày để ắc-quy luôn được sạc khi bật chế độ theo dõi liên tục, hoặc tắt tính năng này nếu không sử dụng xe trong thời gian dài. Ngoài ra, trang bị thêm các bộ kích bình, giá khoảng 1 triệu đồng, cũng là một cách giải quyết nhanh chóng vấn đề "hết bình" trên những chuyến đi. Tuy vậy, nếu bình ắc-quy phải kích lại liên tục sẽ giảm chất lượng, tới lúc cần thay thế chứ không thể kích được nữa.
Đăng nhận xét